Cùng với những tác dụng hữu ích của thuốc Banitase mang lại, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn mặc dù không phải ai cũng gặp phải chúng. Nói chuyện với dược sĩ của bạn để biết thêm chi tiết về các biện pháp phòng ngừa của Banitase.
Thận trọng và các biện pháp phòng ngừa của Banitase
đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuân thủ theo các biện pháp phòng ngừa của Banitase.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị.
Với trường hợp quá liều: Cần đưa bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ ngay
Với trường hợp quên liều: Nên bổ sung càng sớm càng tốt hoặc bỏ qua liều quên nếu như thời gian uống sát với liều kế tiếp. không được tự ý gấp đôi liều
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa có báo cáo thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Lưu ý:
Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết.
Cảnh báo các đối tượng đặc biệt
Do bệnh nhân lớn tuổi thường bị giảm chức năng thận hơn, cho nên cần thận trọng trong việc lựa chọn liều dùng đối với nhóm bệnh nhân này.
Phụ nữ có thai: Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ thuốc có đối chứng tốt và phù hợ với phụ nữ mang thai. Do đó, phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng thuốc này khi thuốc đã được chứng minh rõ lợi ích điều trị hơn nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi, hoặc chỉ sử dụng khi có chỉ định bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: Độ an toàn của thuốc trong thời gian cho con bú chưa được thiết lập. Do đó, nên tránh dùng thuốc trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, nếu thực sự cần thiết, nên ngưng cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Banitase
Trong quá trình sử dụng thuốc Banitase, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Trên tiêu hóa: Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu và khô miệng.
- Trên tuần hoàn: Người sử dụng thuốc Banitase có thể bị nhịp tim nhanh hơn mức bình thường.
- Trên thần kinh: Thuốc có thể gây mệt mỏi, cảm giác nóng lạnh, chóng mặt, khó chịu, nhức đầu và trạng thái thôi miên nhẹ.
- Trên gan: Khi sử dụng thuốc có thể tăng GOT, GPT.
Có thể xảy ra phát ban. Trong trường hợp triệu chứng này xảy ra, nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ và dược sĩ để được điều trị kịp thời.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Xem thêm:
- Thuốc Banitase là gì? Lợi ích của Banitase đối với sức khỏe như thế nào?
- Công dụng của Banitase và hình thức sử dụng của Banitase
- Tính chất dược lý và Hình thức hoạt động của Banitase
- Thuốc Banitase hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Nguồn uy tín: https://nhathuoclp.com/thuoc-banitase/
TS. BS Lucy Trinh là bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Hiện đang công tác và làm việc tại bệnh viện ung bứu ; bác sĩ tư vấn tại nhathuoclp.com
Trường Y:
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2012
Bằng cấp chuyên môn:
Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2017
Bác sĩ Lucy Trinh đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nghiên cứu chuyên sâu về ung thư, với kiến thức thực tế về điều trị ung thư
Chia sẻ kiến thức về thuốc điều trị ung thư và điều trị ung thư theo từng giai đoạn.
NhaThuocLP.com được nhiều bác sĩ, phòng khám, bệnh viện và hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.