Cách nào nhận biết phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19? - Ảnh 1.

VietDucInfo chia sẻ:

VDI – Nhiều người dân sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 về thường có các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ… Trước việc TP.HCM triển khai tiêm nhắc mũi 3, người dân cần nhận biết rõ triệu chứng phản ứng bình thường và dấu hiệu nguy hiểm.

Cách nào nhận biết phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19? - Ảnh 1.

Người dân tiêm vắc xin tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM vào giữa tháng 9- Ảnh: QUANG ĐỊNH

* “Tôi đã hơn 30 tuổi, sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca tôi bị đau đầu dữ dội kèm các triệu chứng tác dụng phụ. Tôi có uống paracetamol (500mg) nhưng đến ngày thứ 3 sau tiêm thì cơn đau mới bắt đầu giảm dần.

Một tháng sau tôi tiêm mũi 2 cùng loại. Những ngày đầu tôi bị ngủ gà, cơn buồn ngủ đến đột ngột vào ban ngày và không kiểm soát được. Tần suất và thời gian những cơn buồn ngủ này giảm dần.

Năm ngày sau tiêm mũi 2, tôi đột nhiên bị đau vùng lưng trái (quanh xương bả vai) và đau lan dần lên cổ và đầu, vùng xương trước lồng ngực, nghẹt mũi, nặng mí mắt, mọi hoạt động bình thường (như giơ tay, ho, nói…) đều khiến vùng lưng rất đau.

Tôi có dùng thêm paracetamol 500mg x 3 viên/1 ngày, khoảng một tuần thì hết đau nhưng sau hơn một tháng vẫn thấy mệt, đôi lúc muốn ngất, thỉnh thoảng cảm giác đau vùng xương ức, lồng ngực.

Trước nay tôi vẫn tiêm nhiều loại vắc xin phòng các bệnh thường gặp và chỉ có những phản ứng sau tiêm bình thường và không có bệnh nền. Với những triệu chứng của tôi có phải do tác dụng phụ của vắc xin phòng COVID-19 không hay do bệnh lý khác?” (Bạn đọc thắc mắc)

ThS Đỗ Cao Vân Anh – phó trưởng bộ môn nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho biết:

Theo ghi nhận và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca gồm các triệu chứng như:

– Phản ứng phụ thường gặp nhất là tình trạng đau tại vị trí tiêm, sưng tấy đỏ ở vị trí tiêm, đau cả cánh tay bên tiêm và rất khó khăn khi cử động cánh tay này.

– Một số tác dụng phụ toàn thân có thể xảy ra như cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, khó chịu, đau các khớp, đau cơ, buồn nôn hoặc nôn, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức đầu…

– Sốt: Sau khi tiêm vắc xin, nhiều trường hợp cũng có thể bị sốt trên 38,5 độ C.

– Biến chứng huyết khối, giảm tiểu cầu rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin, thời gian có thể xảy ra biến chứng là sau tiêm. Một số triệu chứng như đau đầu, đau bụng, đau ngực, có vết bầm tím trên da.

Với vắc xin AstraZeneca, phản ứng sốt là thường gặp sau liều thứ nhất. Thời gian tồn tại của các tác dụng không mong muốn này hiện nay chưa có tài liệu thống kê đầy đủ cũng như chưa có kết luận từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, người dân còn có phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm: nổi mề đay, phù mạch, khó thở, đau bụng hoặc nôn, rối loạn ý thức…

Trong trường hợp của bệnh nhân trên có thể xem là phản ứng thông thường, tuy nhiên nếu xảy ra những dấu hiệu sốc phản vệ, nên liên hệ ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), các tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nặng hơn so với mũi đầu tiên. Các tác dụng phụ này là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch và sẽ hết trong vòng vài ngày.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi nhắc lại có thể sử dụng cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Mordena…). Đối với những người đã tiêm vắc xin Vero Cell có thể tiêm nhắc lại bằng vắc xin AstraZeneca ngoài 3 loại vắc xin trên.

Tiêm nhắc mũi 3 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, tuy nhiên các quốc gia đều mới triển khai mũi tiêm thứ 3 này. Vì vậy, cần phải có thời gian và nghiên cứu trong tương lai thì mới có thể khẳng định thời gian tồn lưu miễn dịch bảo vệ người được tiêm chủng phòng COVID-19 trong bao lâu.

Bạn đọc có những thắc mắc, băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, tiêm ngừa… mời gửi email đến hộp thư Hỏi đáp cùng thầy thuốc theo địa chỉ: [email protected] (để chính xác nội dung bạn đọc quan tâm, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, xin cảm ơn!)

Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo

Nguồn: https://tuoitre.vn/cach-nao-nhan-biet-phan-ung-thong-thuong-sau-tiem-vac-xin-phong-covid-19-20211210163829021.htm

Đánh giá 5*

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here