Cảnh báo bệnh tay chân miệng trẻ em vào mùa - Ảnh 1.

VietDucInfo chia sẻ:

VDI – Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trẻ em vào mùa - Ảnh 1.

Các nốt hồng ban của trẻ bị tay chân miệng ở các vị trí – Ảnh: BVCC

Ngày 7-12, bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng – trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cho biết hiện đang vào mùa dịch bệnh tay chân miệng tăng cao, bệnh viện tiếp nhận nhiều nhất là trẻ em dưới 3 tuổi phải nhập viện điều trị.

Khoa truyền nhiễm của bệnh viện hiện đang có 90 trẻ bệnh tay chân miệng đang nằm điều trị, những bệnh nhi này đến từ Cần Thơ và một số tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL. Khoa truyền nhiễm còn tiếp nhận điều trị một số bệnh lý khác, nên số trẻ điều trị lên trên 120, có tình trạng nằm đôi do quá tải.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chỉ tính từ đầu tháng 12 đến nay, đã có trên 400 trường hợp trẻ bị tay chân miệng đến khám điều trị. Trước đó trong tháng 11 có 1.818 bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám điều trị (trong đó có 340 bệnh nhi nhập viện và 25 bệnh nặng phải nằm tại khoa hồi sức tích cực – chống độc do có biến chứng nặng độ 3).

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh – trưởng khoa khám II Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cảnh báo: Những năm gần đây bệnh tay chân miệng đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm, tuy nhiên số ca mắc bệnh thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12. 

Bệnh do các loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa (gọi chung là Enterovirus) gây ra, có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm Enterovirus có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Trong đó enterovirus 71 (EV71) là loại nguy hiểm nhất, dễ dẫn đến các biến chứng nặng gây nguy cơ tử vong ở trẻ.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. 

Biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh là loét miệng, vị trị loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, trẻ thường chảy nước miếng liên tục. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 – 38oC… 

Khi trẻ có những dấu hiệu trên cần đến khám ngay tại bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị. Có những trẻ bị sốt cao trên 39oC liên tục, đây là một trong những dấu hiệu gợi ý cần nhập viện điều trị. 

Các bà mẹ cần lưu ý, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau, vì vậy cần lưu ý bảo vệ trẻ tránh nguồn lây bằng việc vệ sinh cá nhân, vật dụng của trẻ – bác sĩ Trinh lưu ý.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19... cùng lúc, phòng tránh thế nào?Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19… cùng lúc, phòng tránh thế nào?

VDI – Vừa có thêm 1 ca tử vong do bạch hầu ở Tây Nguyên, dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết đang ‘vào mùa’, trong khi COVID-19 có thể quay lại bất kỳ lúc nào.Làm sao để chống dịch hiệu quả?

Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo

Đánh giá 5*

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here