Clavulanic acid là gì: Công dụng, liều dùng, những lưu ý
Clavulanic acid là gì: Công dụng, liều dùng, những lưu ý

Clavulanic acid được biết đến với một loại kháng sinh bán tổng hợp thuộc Beta – Lactamin. Loại thuốc này hiện nay khá thông dụng, được sử dụng để điều trị một số căn bệnh. Dưới đây là một số thông tin về tác dụng và liều dùng và những lưu ý của Clavulanic acid mọi người cùng tìm hiểu thêm.

Clavulanic acid là gì: Công dụng, liều dùng, những lưu ý
Clavulanic acid là gì: Công dụng, liều dùng, những lưu ý

Thông tin chung về thuốc Clavulanic acid

  • Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm
  • Tên khác: Clavulanic acid
  • Thuốc biệt dược mới: GromenTin 375, Amoksiklav 625 mg, Amoxicilin 1g + Clavulanic acid 0,2g, Amoxicillin/Clavulanic acid Sandoz GmbH, Amoxicillin/Clavulanic acid Sandoz GmbH, CKDKmoxilin tab. 625 mg
  • Dạng thuốc: Viên nén, dung dịch tiêm, viên phân tán, viên nhai được, bột pha tiêm
  • Thành phần: Clavulanic

Clavulanic acid là gì?

  • Clavulanic acid – Chất kháng sinh có cấu trúc vòng Beta – Lactam và được Brown và các cộng sự nghiên cứu, tìm ra vào năm 1976 trong quá trình nuôi cấy Streptomyces clavuligerus.
  • Clavulanic acid là loại kháng sinh phổ rộng, sẽ có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn trong đó có cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, tuy nhiên hoạt tính khuẩn của chúng khá yếu.Ưu điểm nổi trội của Clavulanic acid phải kể đến đó là những hoạt tính kháng beta –  lactamase không cho lan truyền đến plasmid gây ra kháng penicillin; cephalosporin.

Cơ chế hoạt động

Clavulanic acid ức chế cạnh tranh và không thể đảo ngược một loạt các beta-lactamase, thường được tìm thấy trong các vi sinh vật kháng penicillin và cephalosporin. Liên kết và ức chế không thể đảo ngược dẫn đến beta-lactamase dẫn đến việc tái hoạt động kháng khuẩn của kháng sinh beta-lactam chống lại vi khuẩn kháng tiết lactamase. Bằng cách làm bất hoạt beta-lactamase (protein kháng vi khuẩn), thuốc penicillin / cephalosporin đi kèm cũng có thể được tạo ra mạnh hơn.

Xem thêm: Cơ chế hoạt động của thuốc augmentin

Công dụng của Clavulanic acid

Clavulanic acid hiện nay được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác nhau.

  • Những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: đa phần do chủng H.influenza và Branhamella catarrbalis sản sinh beta – lactamase. Theo đó, Clavulanic acid sẽ chỉ định một số bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản cấp và mãn tính,…
  • Nhiễm khuẩn nặng đường ho hấp trên: mắc phải bệnh lý viêm tai giữa đã từng được điều trị bằng kháng sinh nhưng không đỡ, viêm amidan, viêm xoang,…
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu bởi chủng E.coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh ra cụ thể gồm có những bệnh như: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…

Theo đó, khi mắc những chứng bệnh trên hay có triệu chứng mọi người nên đến những bệnh viện hay những trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân để sớm phục hồi sức khỏe.

Clavulanic acid chống chỉ định một số trường hợp như sau: quan tâm đến khả năng bị dị ứng chéo với những kháng sinh beta – lactam như cephalosporin. Đối với những bệnh nhân có tiền sử da vàng; rối loạn chức năng gan do khi sử dụng amoxicillin và clavulanat, penicillin vì khi sử dụng Clavulanic acid có thể gây nguy cơ ứ mật trong gan.

Liều dùng Clavulanic acid khi sử dụng

Về liều dùng của Clavulanic acid có 2 dạng: dạng tiêm và dạng uống. Theo đó, liều lượng sử dụng sẽ tương ứng như sau:

Clavulanic acid dạng tiêm

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi sẽ tiến hành tiêm tĩnh mạch rất chậm và tiêm nhanh 1g/ lần và cứ 8h/ lần. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều tiêm có thể là 6h/ lần hay có thể tăng 6g/ ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tăng vượt quá 200mg Clavulanic acid trong mỗi lần tiêm.
  • Tiêm dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sẽ tiêm 1g vào thời điểm gây tê.
  • Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay đang trong thời gian bú sẽ dùng lọ tiêm loại 500mg. Lưu ý: không vượt quá 5mg/ kg trong mỗi lần tiên Clavulanic acid.
  • Đối với trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: sẽ tiêm 100mg/kg/ngày và sẽ chia ra thành 4 lần, tiến hành tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tuyền.

Clavulanic acid dạng uống

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 40kg sẽ được uống theo liều người lớn và tiến hành điều trị không quá 14 ngày.
  • Người lớn sẽ uống 1 viên 125mg Clavulanic acid và liều dùng sẽ cách 8h/ lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn về đường hô hấp dưới sẽ uống 1 viên Clavulanic acid; 8h/lần và liều dùng trong vòng 5 ngày.

Điều gì xảy ra nếu dùng quá liều?

  • Dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến, vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Trường hợp chức năng thận giảm và hàng rào máu não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc.
  • Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng kali huyết khi dùng liều rất cao vì Clavulanic acid được dùng dưới dạng muối kali. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.

Chống chỉ định

  • Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta – lactam như các cephalosporin.
  • Chú ý đến người bệnh có tiền sử vàng da/rối loạn chức năng gan do dùng amoxicillin và clavulanat hay các penicillin vì Clavulanic acid gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là những phản ứng về tiêu hoá: ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ngoài ra còn có thể gây ngoại ban, ngứa.
  • Ít gặp: tăng bạch cầu ái toan, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng transaminase, ngứa, ban đỏ, phát ban.
  • Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.

Thận trọng lúc dùng

Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Tuy nhiên những triệu chứng đó thường hồi phục được và sẽ hết sau 6 tuần ngừng điều trị.
  • Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng.
  • Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Cần chú ý đối với những người bệnh bị phenylceton niệu vì các hỗn dịch có chứa 12,5 mg aspartam trong 5 ml.
  • Khi tiêm tĩnh mạch liều cao cần duy trì cân bằng lượng dịch xuất nhập để giảm thiểu hiện tượng sỏi – niệu.
  • Phải kiểm tra thường xuyên các ống thông bàng quang để tránh hiện tượng kết tủa gây tắc khi có nồng độ chế phẩm cao trong nước tiểu ở nhiệt độ thường.
  • Tránh sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Tương tác thuốc

  • Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Giống các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

Dược lực

  • Clavulanic acid là kháng sinh thường phối hợp với Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rộng.

Dược động học

  • Clavulanat kali hấp thu dễ dàng qua đường uống. Nồng độ của thuốc trong huyết thanh đạt tối đa sau 1 – 2 giờ uống thuốc. Với liều 250 mg (hay 500 mg) sẽ có khoảng 3 mcg/ml Clavulanic acid trong huyết thanh. Sau 1 giờ uống 5 mg/kg Clavulanic acid sẽ có trung bình 3,0 mcg/ml Clavulanic acid trong huyết thanh.
  • Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và tốt nhất là uống ngay trước bữa ăn.
  • Sinh khả dụng đường uống của Clavulanic acid là 75%.
  • Khoảng 30 – 40% Clavulanic acid được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng hoạt động. Probenecid không ảnh hưởng đến sự đào thải của Clavulanic acid.

Bảo quản

Bảo quản thuốc viên ở nơi khô ráo, ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

  • Khi tạo thành hỗn dịch, thuốc giữ được trong 7 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh (không để đóng băng).
  • Bảo quản ống tiêm ở chỗ khô và ở dưới 25 độ C.

Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-augmentin/

Đánh giá 5*

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here