Liệu pháp tăng sức đề kháng thời COVID-19 - Ảnh 1.

VietDucInfo chia sẻ:

VDI – Theo các chuyên gia, ngoài việc tuân thủ các hướng dẫn về đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, tránh tập trung đông người thì chế độ ăn uống đúng cách cũng làm tăng miễn dịch.

Liệu pháp tăng sức đề kháng thời COVID-19 - Ảnh 1.

Người làm việc văn phòng nên dành một ít thời gian trong ngày tập thể dục cho vai gáy, xoay đầu cổ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngoài ra tập thể dục, thiền, ngủ, quản lý căng thẳng cũng là những cách tốt nhất giúp tăng cường sức đề kháng.

Tập thể dục thường xuyên

Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên là một cách tuyệt vời để giúp kiểm soát căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy “những người khỏe mạnh” (được định nghĩa là những người tham gia hoạt động thể chất thường xuyên) có tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn so với những người không hoạt động hoặc ít vận động. 

Hơn nữa, hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

Tập thể dục có nhiều lợi ích. Thứ nhất, giúp tống vi khuẩn ra khỏi phổi, giảm nguy cơ bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh khác. Tập thể dục tại nhà, gồm tập lưng, bắp tay, cơ đầu, vai và chân. 

Tùy theo thể lực có thể áp dụng cách nhảy dây, nâng cao gối, đá mông, gập bụng và chuyển đổi các bước nhảy – trong đó bạn sẽ nhảy xoay người 180 độ rồi quay lại – trong 15 giây mỗi lượt. Sau đó lặp lại 5 đến 10 lần.

Thiền định

Một đánh giá gần đây bao gồm 20 thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng trên 1.600 người chứng minh rằng thiền có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động tối ưu.

Để bắt đầu thiền, chỉ cần tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Ngồi với tư thế nâng cao và mắt có thể nhắm hoặc mở. Khi bạn đã luyện tập một thời gian và học được cách lựa chọn giữa hơi thở và suy nghĩ của mình, bạn có thể áp dụng cơ chế lựa chọn tương tự để phản ứng với các tình huống căng thẳng. 

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn chỉ cần luyện tập tối thiểu 10 phút mỗi ngày trong 8-10 tuần để thấy được lợi ích theo thời gian.

Quản lý căng thẳng

Nghiên cứu kéo dài hơn 25 năm đã tiết lộ rằng căng thẳng tâm lý làm tăng khả năng mắc bệnh. Căng thẳng kéo dài hoặc mãn tính có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch bằng cách làm giảm khả năng chống lại virus và vi khuẩn của cơ thể – Allison Forti, cố vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng và là phó giám đốc của Chương trình tư vấn thạc sĩ trực tuyến tại Đại học Wake Forest, giải thích.

Để xoa dịu sự lo lắng của chúng ta trong thời gian căng thẳng do đại dịch này, trước tiên hãy thừa nhận rằng chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và sợ hãi là điều hoàn toàn có thể. 

Forti nói: “Không sao khi cảm thấy hoảng sợ… hãy tìm cách tiếp cận bản thân theo cách an toàn và lành mạnh, không gây tổn hại cho người khác. Duy trì cảm giác kết nối với bạn bè và những người thân ywêu là điều quan trọng. Gửi email, gọi điện hoặc FaceTime cho người thân, có những giờ tán gẫu với bạn bè”.

Không bỏ qua giấc ngủ

Theo National Sleep Foundation (NSF), thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Để giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, NSF khuyên nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm. Nhưng nếu bạn là người khó ngủ, hãy lấp đầy khoảng trống bằng những giấc ngủ ngắn.

Theo NSF, mỗi giấc ngủ ngắn không quá 30 phút – một vào buổi sáng và một vào buổi chiều – đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và bù đắp những tác động tiêu cực mà thiếu ngủ gây ra đối với hệ thống miễn dịch. Nếu điều đó cũng không thực hiện được, thì 20 phút thư giãn trong giờ nghỉ trưa hoặc trước bữa tối cũng rất hữu ích.

Bổ sung gì để tăng sức đề kháng phòng ngừa COVID-19?Bổ sung gì để tăng sức đề kháng phòng ngừa COVID-19?

Việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo

Đánh giá 5*

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here