VietDucInfo chia sẻ:
VDI – Sau khi nặn nhọt, ông D. bị sốt cao, mặt bên phải sưng phù, vùng miệng sưng tấy, mưng mủ, lở loét, đau nhức…

Sau khi nhập viện để điều trị tai biến do nặn nhọt, ông D. được phát hiện mắc bệnh đái tháo đường – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ông Đ.T.Q.D. (50 tuổi, ngụ Q. Bình Tân TP.HCM) nhập viện Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng sốt cao, mặt bên phải sưng phù, vùng miệng sưng tấy, mưng mủ, lở loét, đau nhức nhiều, không ăn được.
Trước khi nhập viện, ông D. có một cái nhọt nhỏ ở khóe miệng. Do khó chịu nên ông hay sờ nắn, bóp… Vài ngày sau, chỗ mọc nhọt sưng to lên, có mủ, loét kèm sốt cao nên người nhà tức tốc đưa ông đi bệnh viện.
Theo BS.CK2 Nguyễn Vũ Hoàng – Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, đây là một trường hợp bị nhọt diễn tiến nặng lên gây ra viêm mô tế bào trên nền bệnh đái tháo đường.
“Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 mà trước đó bệnh nhân không biết. Chính tình trạng đái tháo đường không được kiểm soát đã khiến cho nhọt diễn tiến nặng lên hơn khi ông D. nặn, bóp nhọt”, BS Vũ Hoàng cho biết.
BS Vũ Hoàng khuyến cáo một số người có thói quen hay nặn mụn, nhọt mà không biết rằng nặn mụn, nhọt sẽ làm vết thương nhiễm trùng lan rộng hơn.
Nếu người đó bị bệnh suy giảm miễn dịch đi kèm như đái tháo đường, suy thận, ung thư… thì rất dễ bị viêm mô tế bào, nặng hơn nữa vi trùng sẽ đi vào trong máu gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
Phần lớn các trường hợp bị nhọt có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm ấm. Cách làm như sau: dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm có nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên vùng bị nhọt 10-15 phút mỗi lần, ngày 3-4 lần cho đến khi nhọt vỡ và tháo mủ. Vết thương sau đó được rửa sạch bằng dung dịch sát trùng và băng lại để hạn chế vi trùng lây lan ra xung quanh.
Để phòng tránh mụn, nhọt, cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa bằng các dung dịch hay xà bông diệt trùng, hạn chế cào gãi, sờ mó, nắn, bóp mụn nhọt.
Khi nhọt có kích thước to, nhiều nhọt xuất hiện cùng lúc, nhọt ở vị trí nguy hiểm như nhọt vùng mặt, nhọt gây đau nhức nhiều, nhọt kéo dài trên hai tuần mà không lành, nhọt đi kèm với sốt, hay khi bạn có cơ địa suy giảm sức đề kháng như bị bệnh đái tháo đường, suy thận, ung thư, béo phì… hoặc đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như corticosteroid hệ thống, thuốc hóa trị ung thư, thuốc sinh học… nên đến bác sĩ để được khám ngay, điều trị ngay.

Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo
Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.
Sở trưởng chuyên môn:
- Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
- Nắm vững chuyên môn ngành dược.
- Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
- Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
- Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
- Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
- Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
- Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
- Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:
- 2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
- 2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.