Omeprazol là loại thuốc phổ biến trên thị trường và được nhiều người sử dụng vậy Omeprazol là thuốc gì? Công dụng và cách sử dụng như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Omeprazol là thuốc gì?
- Omeprazol là thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày bằng cách ức chế bơm proton ở tế bào thành của dạ dày. Tác dụng tối đa đạt được sau 4 ngày điều trị. Ở bệnh nhân loét tá tràng, có thể duy trì việc giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ.
- Omeprazol có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) ở người loét tá tràng hoặc viêm thực quản trào ngược có nhiễm H. pylori. Phối hợp omeprazol với một số kháng sinh (như clarithromycin, amoxicilin) có thể tiệt trừ H. pylori và làm liền ổ loét, giúp thuyên giảm bệnh lâu dài.
Các dạng bào chế của omeprazol:
- Nang giải phóng chậm: 10mg, 20mg, 40mg.
- Viên nén giải phóng chậm: 10mg, 20mg, 40mg.
- Thuốc bột pha hỗn dịch uống: 2,5mg/gói, 10mg/gói, 20mg/gói, 40mg/gói.
- Bột pha tiêm: 40mg (dạng muối natri).
Công dụng của thuốc đau dạ dày Omeprazol
Thuốc Omeprazol có tác dụng chính như:
- Giúp làm giảm các triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ợ nóng hoặc ho dai dẳng
- Giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản do acid gây nên
- Ngăn ngừa ung thư thực quản
Chính nhờ những tác dụng này, Omeprazol thường được chỉ định điều trị các bệnh lý như:
- Viêm loét thực quản
- Viêm đau dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp gây nên
- Viêm loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm steroid
- Hội chứng dạ dày, tá tràng
- Tăng tiết dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison
Chống chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Do đó, những đối tượng mắc các bệnh lý sau đây không nên sử dụng Omeprazole để điều trị đau dạ dày.
- Người bị bệnh tiêu chảy
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hạ magie trong máu
- Loãng xương hay gặp các vấn đề về xương
- Người có tiền sử bị động kinh
- Bệnh nhân bị gan
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người mẫn cảm với thành phần của Omeprazol
- Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính
Liều dùng thuốc đau dạ dày Omeprazole
Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng Omeprazol để tránh việc sử dụng sai gây phản ứng phụ. Thuốc thường được dùng trước bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian chữa trị khác nhau. Cụ thể:
Đối với người lớn
- Điều trị bệnh viêm loét dạ dày: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên 20mg. Trong trường hợp bệnh nặng có thể dùng Omeprazol với hàm lượng 40mg. Thời gian dùng 4 tuần đối với loét tá tràng còn 8 tuần nếu bệnh nhân bị loét dạ dày
- Chữa viêm thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên: Dùng 1 – 2 viên Omeprazol với hàm lượng 20 – 40mg. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần, thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần
Đối với trẻ em dưới 18 nhưng trên 2 tuổi
Tùy thuộc vào cân nặng mà liều dùng ở mỗi trẻ thường khác nhau. Chẳng hạn:
- Trẻ từ 20kg trở lên: Uống 20mg/lần/ngày
- Trẻ từ 10 – 20kg: 10mg/lần/ngày
- Trẻ từ 5kg đến dưới 10kg: 5mg/lần/ngày
Cách sử dụng thuốc Omeprazol an toàn
Bạn chỉ nên dùng thuốc Omeprazol theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Thời gian trị liệu bằng thuốc Omeprazol 20mg phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bạn nên dùng thuốc đúng theo liều lượng chỉ định. Không nên kéo dài thời gian sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc uống quá liều, nên dừng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, có thể uống bổ sung trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không tự ý dùng gấp đôi liều dùng đã quy định.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc đau dạ dày Omeprazol
Khi sử dụng thuốc Omeprazol, nếu gặp phải các tác dụng phụ sau đây bệnh nhân nên thông báo ngay cho bác sĩ biết:
- Tiêu chảy ra nước có kèm lẫn máu
- Hạ magie máu với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, đau cơ, yếu cơ hoặc bị co giật, khó thở
Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, bệnh nhân có thể gặp phải các phản ứng phụ thường gặp như:
- Sốt
- Đau họng
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy nhẹ
- Đau đầu
Tùy thuộc vào cơ địa mà tác dụng phục xảy ra ở mỗi người khác nhau. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Thuốc đau dạ dày Omeprazol tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm giảm chất lượng điều trị và tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, trước khi dùng thuốc Omeprazol, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc bản thân đang sử dụng để bác sĩ xem xét và kê đơn thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có thể tương tác với Omeprazol như:
- Rilpivirine
- Carbamazepine
- Saquinavir
- Atazanavir
- Cilostazol
- Bosutinib
- Bendamustine
- Citalopram
- Clorazepate
- Clopidogrel
- Erlotinib
- Dabrafenib
- Nelfinavir
- Clozapine
- Pazopanib
- Erlotinib
- Thuốc ledipasvir
- Disulfiram
- Dasatinib
- Indinavir
- Methotrexate
- Erlotinib
- Eslicarbazepine acetate
- Ketoconazole
- Tacrolimus
- Mycophenolate mofetil
- Vismodegib
- Nilotinib
- Topotecan
- Armodafinil
- Levothyroxine
- Triazolam
- Thuốc chống đông máu warfarin
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: chưa thấy có tác dụng độc hại nào cho thai nhi trên lâm sàng. Mặc dù vậy, việc sử dụng omeprazol trong thời gian mang thai chỉ được xem xét khi thật cần thiết.
- Thời kỳ cho con bú: vì thuốc phân bố trong sữa mẹ, nên cân nhắc giữa ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.
Cách bảo quản thuốc Omeprazol
- Tránh ánh sáng và độ ẩm
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 15 – 30oC
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch phải được dùng trong vòng 4 giờ sau khi pha
- Không được tiêm nếu dung dịch đã đổi màu hoặc có cặn tủa
Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-kagasdine-20mg-omeprazol/
TS. BS Lucy Trinh là bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Hiện đang công tác và làm việc tại bệnh viện ung bứu ; bác sĩ tư vấn tại nhathuoclp.com
Trường Y:
Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2012
Bằng cấp chuyên môn:
Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2017
Bác sĩ Lucy Trinh đã tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân ung thư và nghiên cứu chuyên sâu về ung thư, với kiến thức thực tế về điều trị ung thư
Chia sẻ kiến thức về thuốc điều trị ung thư và điều trị ung thư theo từng giai đoạn.
NhaThuocLP.com được nhiều bác sĩ, phòng khám, bệnh viện và hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng.