Nếu bạn hoặc người thân của bạn được chuẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn đầu thì đừng quá lo lắng, vì bạn vẫn đang còn may mắn khi phát hiện bệnh sớm như vậy, cơ hội chữa khỏi bệnh của bạn còn rất nhiều, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, hãy cứ lạc quan vì bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi không biểu hiện rõ các triệu chứng trên cơ thể. Nếu để ý, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra một số thay đổi nhất định. Tuy nhiên, chúng có thể dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh về hô hấp khác.
Dưới đây là những triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu mà bạn nên cảnh giác:
- Thường xuyên bị ho: Có thể ho khan hoặc ho có đờm. Cơn ho xuất hiện liên tục và dai dẳng, ho tăng dần vào rạng sáng và có thể lẫn một ít máu.
- Lượng đờm khi ho có sự thay đổi về mức độ và màu sắc theo thời gian.
- Lưng, ngực và vai có thể xuất hiện cảm giác đau nhưng mức độ không đồng đều.
- Cảm thấy khó thở, thở khò khè và nặng nhọc.
- Giọng nói dần biến đổi, khàn hơn và âm thanh phát ra ngày càng khó khăn.
- Ăn không thấy ngon miệng, mất cảm giác thèm ăn, cân nặng giảm đột ngột.
- Luôn cảm thấy không có sức lực, dễ bị cảm hay sốt do suy giảm sức đề kháng.
- Mặt và cổ có thể bị sưng, cảm thấy đau ở xương và khớp.
- Bên cạnh đó, một số trường hợp hiếm gặp có thể bị thay đổi hình dạng và màu sắc của da, móng tay hay ngón tay ở giai đoạn đầu của ung thư phổi.
Làm sao để chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn đầu?
Khi nghi ngờ các dấu hiệu ung thư phổi, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Các phương pháp chẩn đoán và tầm soát sớm ung thư phổi gồm có:
Chụp X quang phổi
Đây là phương pháp phổ biến và rất dễ thực hiện, hầu hết các bệnh viện đều được trang bị máy chụp X quang phổi. Kết quả chụp X quang cho phép phát hiện các tổn thương như khối u trong ngực với kích thước nhỏ.
Chụp CT lồng ngực
Tương tự như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cũng giúp xác định các tổn thương trong phổi, từ đó có thể sàng lọc ung thư.
Nội soi phế quản
Nội soi phế quản có thể được thực hiện bằng nguồn sáng NBI hoặc ánh sáng huỳnh quang. Bằng kỹ thuật này, các tổn thương trên niêm mạc phế quản sẽ được phát hiện. Từ đó bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết để xác định đó có phải ung thư hay không.
Xét nghiệm truy tìm các chất chỉ điểm ung thư
Ung thư phổi cũng có thể được sàng lọc bằng cách tìm ra sự tồn tại của các chất chỉ điểm ung thư có trong máu như CEA, SCC, Cyfra 21-1, Pro-GRP hay NSE. Nếu các chất này cho kết quả dương tính, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu thực hiện sinh thiết tế bào phổi.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu như thế nào?
Tùy theo loại ung thư phổi, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, khả năng đáp ứng với điều trị, sức khỏe tổng quát của người bệnh, các bệnh lý khác, vv… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu thường là:
Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư phổi
- Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u trong phổi. Ở giai đoạn đầu, lúc này kích thước của khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, sức khỏe bệnh nhân chưa ảnh hưởng nhiều.
- Vậy nên phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu hiệu quả nhất và được áp dụng rộng rãi nhất.
- Bệnh nhân khi điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu bằng phương pháp phẫu thuật chỉ cần bỏ đi một phần nhỏ của phổi. Thay vì phải cắt đi diện tích lớn của phổi.
- Không chỉ thế, phẫu thuật ở giai đoạn đầu này vết mổ đơn giản. Nó có thể chỉ cần 3 lỗ nhỏ trên ngực thay vì phải chịu vết mổ lớn. Tỷ lệ chữa bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
- Phẫu thuật là phương pháp có nhiều ưu điểm khi có thể loại bỏ được khối u ra khỏi phổi. Đồng thời khá an toàn, không có biến chứng sau phẫu thuật.
- Tuy nhiên, chỉ 20% bệnh nhân ung thư phổi được điều trị bằng phẫu thuật. Bởi đa số bệnh nhân thường chỉ phát hiện mình mắc bệnh ở giai đoạn muộn.
Xạ trị ung thư phổi
- Tuy phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng trong trường hợp bệnh nhân không có đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, hoặc nguy cơ các tế bào ung thư bị sót lại sau phẫu thuật, hoặc ung thư phổi có nguy cơ bị tái phát thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp xạ trị. Điều này giúp phòng ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư siêu nhỏ, có nguy cơ lan đến các hạch bạch huyết.
- Xạ trị là phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong trường hợp khối u to nhưng chưa di căn đến những bộ phận khác. Bằng cách sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,…) giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u, làm khối u phát triển chậm hơn.
- Phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày là: chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,… Một số biến chứng muộn sẽ xuất hiện sau đó là: viêm da, đau rát, khô da, sưng tấy da, viêm gan, xơ gan,…
Hóa trị ung thư phổi
- Phương pháp hóa trị chữa ung thư phổi ở giai đoạn đầu thường được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể.
- Do thuốc điều trị hóa trị ( iressa 250mg ) được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Vì vậy, phương pháp điều trị ung thư phổi này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,…
Điều trị đích( nhắm mục tiêu)
- Nếu bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ liên quan tới các đột biến gen, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhắm trúng đích ( iressa tab 250mg, Erlotinib, Afatinib, Osimetinib,…) để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng ít gây ảnh hưởng tới tế bào lành, ít gây tác dụng phụ.
- Mặc dù thuốc nhắm trúng đích iressa gefitinib 250mg ít gây ảnh hưởng đến các tế bào lành, tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây một vài triệu chứng không mong muốn. Tuỳ thuộc vào loại thuốc, nhìn chung các tác dụng phụ thường gặp: nổi mụn, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn.
Điều trị miễn dịch ung thư phổi
- Điều trị miễn dịch giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch như Durvalumab, Pembrolizumab,… Tuy nhiên, giá các loại thuốc này thường rất cao.
Nhóm đội ngũ VietDucInfo biên soạn gồm nhiều biên tập, nhà báo có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành.
Nội dung được kiểm duyệt bởi tác giả và nhóm hỗ trợ của VietDucInfo