Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

VietDucInfo chia sẻ:

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Nếu không tìm được cách để vượt qua, có thể dẫn đến những rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Rối loạn giấc ngủ gia tăng trong đại dịch COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, mỗi ngày tiếp xúc rất nhiều thông tin về tình hình dịch bệnh với những ca mắc và tử vong gia tăng, cũng như tin tức về những người thân quen nhiễm COVID-19… khiến chúng ta cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Ngoài ra, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, nhiều người phải làm việc từ xa hoặc bắt buộc phải theo học các lớp học trực tuyến, điều này làm thay đổi lối sống của chúng ta một cách đáng kể. 

Do đó, ngày càng có nhiều người bị rối loạn giấc ngủ vì không thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

Khi bị rối loạn giấc ngủ, chúng ta thường có những biểu hiện về chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ như khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không thể ngủ tiếp được, thường ngủ muộn, dậy sớm, mỗi đêm ngủ được rất ít, thậm chí thức trắng đêm.

Khi ngủ thường gặp ác mộng hoặc mơ liên tục trong đêm, tỉnh giấc thấy mệt mỏi, không thoải mái.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp duy trì giấc ngủ lành mạnh:

– Bất kể đó là ngày cuối tuần hay ngày trong tuần, hãy cố gắng duy trì thức giấc đúng giờ cho dù bạn đi ngủ vào những thời điểm khác nhau.

– Không đặt mục tiêu ngủ bao giờ là đủ. Mỗi người có nhu cầu thời gian ngủ khác nhau. Đi ngủ ngay sau khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn không cảm thấy buồn ngủ, hãy chờ đến khi có cảm giác buồn ngủ và trong thời gian này tránh sử dụng điện thoại di động và các thiết bị.

– Nếu có ngủ trưa, nên thực hiện trước 3h chiều và thời lượng nên dưới 30 phút.

– Tạo thói quen tắm nắng vào buổi sáng có thể giúp duy trì chu kỳ ngủ – thức đều đặn.

– Cố gắng tập thể dục vào ban ngày.

– Không uống rượu trước khi đi ngủ hoặc uống caffeine từ ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ, vì những chất này sẽ giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

– Tạo cảm giác thoải mái trước khi đi ngủ bằng cách thư giãn hoặc thực hiện các phương pháp thư giãn của bạn (ví dụ: đi tắm, uống trà thảo mộc, nghe nhạc…)

– Trước khi chìm vào giấc ngủ, hãy tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, vì điều này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

– Chuẩn bị một môi trường ngủ thoải mái. Chọn gối, khăn trải giường và ánh sáng phù hợp với bạn. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh môi trường phòng ngủ, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và âm thanh.

Nếu các khuyến nghị nêu trên không đủ để làm giảm các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, bạn hãy đi khám sớm để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp.

Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như melatonin hoặc những thuốc có nguồn gốc dược liệu để giúp bệnh nhân có được giấc ngủ trọn vẹn. 

Đặc biệt, melatonin là hormon trong cơ thể chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ. Sử dụng melatonin sẽ giúp cơ thể đi vào trạng thái ngủ dễ dàng hơn.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Lo lắng có thể là phá vỡ cơ chế điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ của hormon melatonin tự nhiên của cơ thể khiến chúng ta bị mất ngủ

Điều quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ là phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều và đủ liều. Không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, không lạm dụng thuốc ngủ và thuốc an thần.

Rối loạn giấc ngủ - vấn đề sức khỏe thường gặp trong dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần rộng rãi cho người dân là mục tiêu của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, được phối hợp thực hiện giữa Davipharm và Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát bệnh không lây nhiễm.

Tại cuộc họp về hợp tác triển khai hoạt động hợp tác “Chăm sóc sức khỏe Việt” phòng, chống bệnh không lây nhiễm cũng như các hoạt động khác giữa Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế và Davidpharm, ông Michal Wieczorek – giám đốc công ty – chia sẻ “mong muốn trở thành công ty nội địa tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng ngành y tế, đóng góp một phần vào chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2020-2030 của Chính phủ Việt Nam”.

Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo

Nguồn: https://tuoitre.vn/roi-loan-giac-ngu-van-de-suc-khoe-thuong-gap-trong-dich-covid-19-20211115164224535.htm

Đánh giá 5*

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here