VietDucInfo chia sẻ:
VDI – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 5-6 thay đổi lời khuyên đeo khẩu trang giữa đại dịch COVID-19, lần đầu tiên nói rằng công chúng nên đeo khẩu trang ở những nơi virus đang lan rộng và khó đảm bảo giãn cách xã hội.
WHO trước đây từng lập luận không có đủ bằng chứng cho thấy người khỏe mạnh cần phải đeo khẩu trang trong mùa dịch COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Đeo khẩu trang đã trở thành một chủ đề bàn luận nóng kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12-2019 trước khi lan rộng ra toàn cầu, theo Hãng tin AFP.
“Với những bằng chứng đang có được, WHO khuyến nghị các chính phủ nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang ở những nơi có sự lây nhiễm rộng rãi và khó đảm bảo giãn cách xã hội” – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói.
Tại các khu vực có sự lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, “chúng tôi khuyên những người từ 60 tuổi trở lên, hoặc những người có bệnh nền nên đeo khẩu trang y tế trong những tình huống không thể giữ khoảng cách”, theo ông Tedros.
Dù vậy, WHO nhấn mạnh rằng chỉ một mình khẩu trang “sẽ không thể bảo vệ các bạn khỏi COVID-19”, và những người đang nhiễm virus corona chủng mới gây ra căn bệnh này nên tránh xa cộng đồng nếu có thể tránh được.
Ngoài ra, WHO vẫn duy trì lời khuyên rằng những người có triệu chứng COVID-19 nên ở nhà và phải đeo khẩu trang y tế nếu thật sự cần thiết phải ra khỏi nhà.
Trước đây, WHO đã lập luận rằng không có đủ bằng chứng cho thấy người khỏe mạnh nên đeo khẩu trang.
Bác sĩ Maria Van Kerkhove, quan chức cấp cao WHO về COVID-19, nói với Hãng Reuters rằng lời khuyên mới của WHO là khuyến nghị mọi người nên đeo khẩu trang, có nghĩa là khẩu trang vải và không cần thiết phải là khẩu trang y tế.
Từ trước đến nay, WHO đều khuyên người mắc bệnh COVID-19 và những người phải chăm sóc cho các bệnh nhân này phải đeo khẩu trang y tế để tránh lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, cập nhật tình hình các nhân viên y tế trong mùa dịch COVID-19, WHO ngày 5-6 đã khuyến nghị rằng tất cả những người làm việc trong các lãnh vực lâm sàng của một cơ sở y tế nên đeo khẩu trang y tế, không phải chỉ riêng những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 mới cần.
Ngoài ra, WHO cũng ban hành một hướng dẫn mới về thành phần của khẩu trang vải cho công chúng, khuyên là khẩu trang nên bao gồm ít nhất 3 lớp vật liệu khác nhau. Lớp ở trong nên là chất liệu thấm nước như cotton, lớp giữa – có chức năng như màng lọc – nên là chất liệu như vải không dệt, trong khi lớp ngoài cùng nên làm từ chất liệu không thấm nước.
Tính đến sáng 6-6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 6.844.838 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 3.348.998 ca đã hồi phục và 398.147 người đã chết vì dịch bệnh này, theo trang worldometers.info.
Tác giả VDI tổng hợp và tham khảo
Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.
Sở trưởng chuyên môn:
- Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
- Nắm vững chuyên môn ngành dược.
- Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
- Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
- Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
- Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
- Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
- Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
- Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:
- 2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
- 2015 – Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phương luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.